Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
229111

Huyện Triệu Sơn tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Ngày 25/12/2014 23:20:05

Hiện nay, trên địa bàn huyện Triệu Sơn đã hình thành 3 cụm công nghiệp với tổng diện tích 85,5 ha, trong đó có 2 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động.

 Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu - thủ công nghiệp (CN-TTCN)

Đến thăm cụm công nghiệp làng nghề Đồng Thắng, xã Đồng Thắng (Triệu Sơn), dù đã gần trưa, nhưng nhiều cơ sở vẫn sản xuất. Anh Nguyễn Văn Bính, chủ cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, cho biết: Đang vào mùa khô nên cơ sở sản xuất không kịp nhu cầu thị trường. Với số vốn đầu tư gần 500 triệu đồng, cơ sở của anh đang tạo việc làm cho 15 lao động thường xuyên với mức lương 3 triệu đồng/người/tháng. Ông Nguyễn Trọng Thục, Chủ nhiệm HTX khai thác chế biến đá Đồng Thắng, cho biết: Từ khi thành lập tới nay, cụm công nghiệp này phát triển rất hiệu quả, các doanh nghiệp không ngừng đầu tư xây dựng thêm cơ sở vật chất và mở rộng sản xuất, kinh doanh. Một số cơ sở lớn như Công ty TNHH Đồng Thắng, sản xuất nhiều mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao như đá Garito, đá xẻ, đá mỹ nghệ... doanh thu hàng năm lên tới 6 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 50 lao động địa phương.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Triệu Sơn đã hình thành 3 cụm công nghiệp với tổng diện tích 85,5 ha, trong đó có 2 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động. Cùng với các chính sách đầu tư, hỗ trợ từ nguồn vốn của Trung ương, của tỉnh, chính quyền địa phương đã nỗ lực trong công tác giải phóng mặt bằng, đầu tư vốn xây dựng kết cấu hạ tầng các cụm công nghiệp, bảo đảm điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuê đất sản xuất, kinh doanh. Cụm CN-TTCN vừa và nhỏ liên xã Dân Lực - Dân Lý - Dân Quyền được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch năm 2005 với tổng mức đầu tư gần 38 tỷ đồng. Đến nay, cụm công nghiệp này đã thu hút được 9 doanh nghiệp thuê đất xây dựng cơ sở sản xuất với số vốn đăng ký 133 tỷ đồng, trong đó có 7 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động, giải quyết việc làm cho hơn 1.000 lao động, giá trị sản xuất năm 2013 đạt 124,7 tỷ đồng.

Ông Trần Văn Đào, Trưởng phòng Công thương huyện Triệu Sơn, chia sẻ: Xác định phát triển CN-TTCN là động lực quan trọng cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người lao động, xây dựng nông thôn mới, huyện đã thực hiện chính sách phát triển CN-TTCN theo mô hình cụm công nghiệp, làng nghề tập trung để khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún và ô nhiễm môi trường. Đồng thời, không ngừng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để thu hút các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn. Bên cạnh đó, huyện cũng định hướng 3 nhóm sản phẩm chủ lực: May mặc, giày da; chế biến lâm sản; vật liệu xây dựng... để các doanh nghiệp đầu tư phát triển bền vững. Các ngành nghề TTCN cũng được khuyến khích phát triển, bên cạnh việc khôi phục một số làng nghề truyền thống, huyện đã chỉ đạo nhân cấy một số ngành nghề mới như nghề mộc dân dụng, dịch vụ cơ khí, thêu ren, hương xuất khẩu... góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn. 9 tháng năm 2014, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện đạt 558,4 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ. Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm đạt 28,3%.

Những giải pháp đồng bộ

Thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng bền vững, các ngành, địa phương đã cụ thể hóa nghị quyết của Đảng bộ huyện Triệu Sơn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách cụ thể, bám sát với tình hình thực tiễn. Trong đó, chú trọng đến việc phát huy nguồn lực, nhất là nguồn lực con người; huy động tối đa tiềm năng của các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn. Đồng thời, chỉ đạo quyết liệt quá trình thực hiện các dự án, chương trình trọng điểm, huy động tối đa nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, đem lại hiệu quả cao. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm từ  (2011-2014) của địa phương ước đạt 12,4%. Trong đó lĩnh vực công nghiệp - xây dựng tăng trưởng 16,1%; lĩnh vực dịch vụ tăng trưởng 14,4%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng nông, lâm, thủy sản giảm từ 35% năm 2010 xuống còn 22,7% năm 2014; tỷ trọng công nghiệp xây dựng tăng từ 31,7% lên 40,9%; tỷ trọng dịch vụ tăng từ 33,3  lên 40,9%. Chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế đã thúc đẩy cơ cấu lao động chuyển dịch tương ứng, lao động làm việc trong ngành nông, lâm, thủy sản giảm từ 71% năm 2010 xuống còn 64% năm 2014; lao động trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng tăng từ 12% lên 16,2%; lao động trong khu vực dịch vụ tăng từ 17% lên 19,8%. Các thành phần kinh tế phát triển mạnh, nhất là kinh tế tư nhân cho thấy tiềm năng phát triển đã theo đúng định hướng.

Để tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quả, trong thời gian tới, huyện Triệu Sơn tiếp tục rà soát, quy hoạch, phát triển các ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ lực trên cơ sở phát huy và khai thác có hiệu quả những tiềm năng, lợi thế của địa phương. Tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển, nhất là nguồn lực tư nhân để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn. Đẩy mạnh tái cơ cấu các ngành kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tạo chuyển biến tích cực về cơ cấu kinh tế và chất lượng tăng trưởng. Phát triển doanh nghiệp và xây dựng đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân có năng lực cạnh tranh cao và uy tín trên thương trường. Đồng thời, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng cho nhu cầu phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH.

Huyện Triệu Sơn tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Đăng lúc: 25/12/2014 23:20:05 (GMT+7)

Hiện nay, trên địa bàn huyện Triệu Sơn đã hình thành 3 cụm công nghiệp với tổng diện tích 85,5 ha, trong đó có 2 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động.

 Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu - thủ công nghiệp (CN-TTCN)

Đến thăm cụm công nghiệp làng nghề Đồng Thắng, xã Đồng Thắng (Triệu Sơn), dù đã gần trưa, nhưng nhiều cơ sở vẫn sản xuất. Anh Nguyễn Văn Bính, chủ cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, cho biết: Đang vào mùa khô nên cơ sở sản xuất không kịp nhu cầu thị trường. Với số vốn đầu tư gần 500 triệu đồng, cơ sở của anh đang tạo việc làm cho 15 lao động thường xuyên với mức lương 3 triệu đồng/người/tháng. Ông Nguyễn Trọng Thục, Chủ nhiệm HTX khai thác chế biến đá Đồng Thắng, cho biết: Từ khi thành lập tới nay, cụm công nghiệp này phát triển rất hiệu quả, các doanh nghiệp không ngừng đầu tư xây dựng thêm cơ sở vật chất và mở rộng sản xuất, kinh doanh. Một số cơ sở lớn như Công ty TNHH Đồng Thắng, sản xuất nhiều mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao như đá Garito, đá xẻ, đá mỹ nghệ... doanh thu hàng năm lên tới 6 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 50 lao động địa phương.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Triệu Sơn đã hình thành 3 cụm công nghiệp với tổng diện tích 85,5 ha, trong đó có 2 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động. Cùng với các chính sách đầu tư, hỗ trợ từ nguồn vốn của Trung ương, của tỉnh, chính quyền địa phương đã nỗ lực trong công tác giải phóng mặt bằng, đầu tư vốn xây dựng kết cấu hạ tầng các cụm công nghiệp, bảo đảm điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuê đất sản xuất, kinh doanh. Cụm CN-TTCN vừa và nhỏ liên xã Dân Lực - Dân Lý - Dân Quyền được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch năm 2005 với tổng mức đầu tư gần 38 tỷ đồng. Đến nay, cụm công nghiệp này đã thu hút được 9 doanh nghiệp thuê đất xây dựng cơ sở sản xuất với số vốn đăng ký 133 tỷ đồng, trong đó có 7 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động, giải quyết việc làm cho hơn 1.000 lao động, giá trị sản xuất năm 2013 đạt 124,7 tỷ đồng.

Ông Trần Văn Đào, Trưởng phòng Công thương huyện Triệu Sơn, chia sẻ: Xác định phát triển CN-TTCN là động lực quan trọng cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người lao động, xây dựng nông thôn mới, huyện đã thực hiện chính sách phát triển CN-TTCN theo mô hình cụm công nghiệp, làng nghề tập trung để khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún và ô nhiễm môi trường. Đồng thời, không ngừng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để thu hút các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn. Bên cạnh đó, huyện cũng định hướng 3 nhóm sản phẩm chủ lực: May mặc, giày da; chế biến lâm sản; vật liệu xây dựng... để các doanh nghiệp đầu tư phát triển bền vững. Các ngành nghề TTCN cũng được khuyến khích phát triển, bên cạnh việc khôi phục một số làng nghề truyền thống, huyện đã chỉ đạo nhân cấy một số ngành nghề mới như nghề mộc dân dụng, dịch vụ cơ khí, thêu ren, hương xuất khẩu... góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn. 9 tháng năm 2014, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện đạt 558,4 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ. Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm đạt 28,3%.

Những giải pháp đồng bộ

Thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng bền vững, các ngành, địa phương đã cụ thể hóa nghị quyết của Đảng bộ huyện Triệu Sơn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách cụ thể, bám sát với tình hình thực tiễn. Trong đó, chú trọng đến việc phát huy nguồn lực, nhất là nguồn lực con người; huy động tối đa tiềm năng của các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn. Đồng thời, chỉ đạo quyết liệt quá trình thực hiện các dự án, chương trình trọng điểm, huy động tối đa nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, đem lại hiệu quả cao. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm từ  (2011-2014) của địa phương ước đạt 12,4%. Trong đó lĩnh vực công nghiệp - xây dựng tăng trưởng 16,1%; lĩnh vực dịch vụ tăng trưởng 14,4%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng nông, lâm, thủy sản giảm từ 35% năm 2010 xuống còn 22,7% năm 2014; tỷ trọng công nghiệp xây dựng tăng từ 31,7% lên 40,9%; tỷ trọng dịch vụ tăng từ 33,3  lên 40,9%. Chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế đã thúc đẩy cơ cấu lao động chuyển dịch tương ứng, lao động làm việc trong ngành nông, lâm, thủy sản giảm từ 71% năm 2010 xuống còn 64% năm 2014; lao động trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng tăng từ 12% lên 16,2%; lao động trong khu vực dịch vụ tăng từ 17% lên 19,8%. Các thành phần kinh tế phát triển mạnh, nhất là kinh tế tư nhân cho thấy tiềm năng phát triển đã theo đúng định hướng.

Để tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quả, trong thời gian tới, huyện Triệu Sơn tiếp tục rà soát, quy hoạch, phát triển các ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ lực trên cơ sở phát huy và khai thác có hiệu quả những tiềm năng, lợi thế của địa phương. Tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển, nhất là nguồn lực tư nhân để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn. Đẩy mạnh tái cơ cấu các ngành kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tạo chuyển biến tích cực về cơ cấu kinh tế và chất lượng tăng trưởng. Phát triển doanh nghiệp và xây dựng đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân có năng lực cạnh tranh cao và uy tín trên thương trường. Đồng thời, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng cho nhu cầu phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH.