Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
229111

TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG TAI NAN THƯƠNG TÍCH TRONG DỊP NGHỈ LỄ 30/4 - 1/5/2024

Ngày 26/04/2024 17:00:00

TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG TAI NAN THƯƠNG TÍCH TRONG DỊP NGHỈ LỄ 30/4 - 1/5/2024

  BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TRONG DỊP LỄ 30/4 VÀ 1/5 NĂM 2024

Kính thưa bà con nhân dân trong toàn xã!

-   Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm 2024 kéo dài 05 ngày. Đây là dịp các cá nhân, gia đình và các cơ quan đoàn thể đi chơi, đi du lịch, đi nghỉ dưỡng. Đây cũng là dịp các sự kiện, lễ, hội được tổ chức.

-  Vì Vậy sau đây là một số khuyên cáo của phòng chống tai nạn thương tích:   

1. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn thương tích?
*  Có thể thấy tai nạn thương tích hiện nay đều có thể bắt nguồn từng những sự kiện, hiện tượng diễn ra thường xuyên trong cuộc sống. Các nguyên nhân gây thương tích thường gặp bao gồm:
– Ngã: là những trường hợp tai nạn thương tích do bị ngã, rơi từ trên cao xuống hoặc ngã trên cùng một mặt bằng.
- Hóc sặc, vật sắc nhọn đâm, cắt:
– Đánh nhau: là các hành động sử dụng vũ lực đánh đập người, nhóm người, các cộng đồng khác dẫn đến tai nạn thương tích, tử vong, tổn thương tinh thần, chậm phát triển.
– Đuối nước: Là những trường hợp tai nạn thương tích xảy ra khi bị chìm trong chất lỏng như nước, xăng, dầu… dẫn đến ngạt thở do thiếu oxygen hoặc ngừng tim dẫn đến tử vong trong vòng 24 giờ phải cần đến sự chăm sóc y tế hay bị các biến chứng khác.
– Bỏng: Là tổn thương một hoặc nhiều lớp tế bào da khi cơ thể tiếp xúc với chất lỏng nóng, chất rắn nóng, lửa. Các trường hợp tai nạn thương tích khác ở da do sự phát xạ của tia cực tím hoặc phóng xạ, điện, chất hóa học cũng như bị tổn thương phổi do bị khói xộc vào cũng được xem là những trường hợp bị bỏng.
– Điện giật: Là những trường hợp tai nạn thương tích do tiếp xúc trực tiếp với nguồn điên dẫn đến bị thương hoặc tử vong.
– Ngộ độc do hóa chất, thực phẩm: Là những trường hợp hít phải, ăn vào, tiêm vào cơ thể các loại độc tố dẫn đến tử vong hoặc các loại ngộ độc khác cần đến sự chăm sóc y tế.
– Tai nạn giao thông: Là những trường hợp tai nạn xảy ra do sự va chạm bất ngờ, nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người; chúng thường gây nên khi các đối tượng tham gia giao thông hoạt động trên đường giao thông công cộng, đường chuyên dùng hoặc ở các địa bàn giao thông công cộng khác… Do chủ quan vi phạm luật lệ giao thông hay do gặp phải các tình huống, sự cố đột ngột không kịp phòng tránh nên đã gây ra thiệt hại, thương tổn đến tính mạng và sức khỏe.
2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH:
*  Rất nhiều tai nạn thương tích nghiêm trọng xảy ra có thể phòng tránh được nếu các cá nhân, gia đình, cộng đồng, giáo viên và các em học sinh có ý thức và thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa như sau:
- Phòng ngã:
          +  Không chạy nhảy, đùa nghịch đặc biệt không đu, không trượt các lan can cầu thang; không gây gỗ đánh nhau; không mang đến trường những vật sắc, nhọn nguy hiểm như dao, súng cao su…
- Phòng tránh tai nạn giao thông:
          + Thực tốt luật giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy….
          + Học sinh không được tự đi xe hon đa đến trường. Phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy, xe đạp điện.
          + Không tụ tập trước cổng trường hoặc nôi công cộng dễ gây ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông. Không lạng lách đánh võng đi đúng phần đường của mình. Nhắc cha mẹ đưa rước xếp xe ngay ngắn trước cổng trường, không gây ùn tắc giao thông cổng trường. Các xe đưa rước cần đảm bảo đủ các điều kiện về an toàn giao thông khi hợp đồng cùng cha mẹ học sinh khi đưa rước con em.
            - Phòng tránh bỏng:

           +  Dùng kem chống nắng mỗi khi đi ra ngoài.

           + Điều chỉnh máy nước nóng trong nhà phù hợp với nhiệt độ cơ thể.

           + Trang bị dụng cụ bảo hộ khi tiếp xúc với hóa chất.

          + Không để trẻ em, người lớn tuổi gần các vật dễ nóng.

          + Trang bị bình chữa cháy tại nhà, cơ quan, trường học…

           + Kiểm tra nhiệt độ nước trước khi uống, tắm hoặc rửa tay…

           + Che chắn các ổ cắm điện. Loại bỏ những thiết bị điện hư hỏng.

           + Thiết kế lối thoát hiểm cho nhà ở, trường học, văn phòng,… để kịp thời thoát nạn khi có sự cố xảy ra.
           - Phòng tránh đuối nước:
          + Tìm hiểu luật đường thủy; Không tắm sông, ao, hồ.. khi đi qua sông đi đò phải mặc áo phao cứu sinh. Học sinh phải được học bơi và biết bơi.
          - Phòng tránh điện giật:
          + Thực hiện an toàn điện để đảm bảo.

          + Che chắn các ổ cắm điện. Loại bỏ những thiết bị điện hư hỏng.

            + Dây điện trong nhà phải được luồn vào ống nhựa cách điện mắc trên cao chắc chắn.

          + Các mối nối dây điện phải được quấn kín bằng băng keo cách điện.

          + Các ổ điện phải mắc trên cao để trẻ em không với tới ổ điện không xử dụng phải dán kín lại.

          +  Không xử dụng công tắc điện khi tay ướt.

          + Đường dây kéo điện vào nhà phải đủ độ cao an toàn và chắc chắn.

          + Nếu trong sân nhà có trụ điện thì phải làm hàng rào ngăn cách không cho trẻ em đến gần và leo trèo.


           - Phòng tránh ngộ độc thức ăn:

         + Rửa tay bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa với nước sạch : Trước khi tiếp xúc với thực phẩm; Trước và trong quá trình chế biến thực phẩm; sau mỗi lần đi vệ sinh.

         +  Vệ sinh toàn bộ bề mặt và dụng cụ chế biến thực phẩm bằng nước sạch và chất tẩy rửa sau mỗi lần chế biên.

          +  Giữ gìn sạch sẽ khu vực bếp và thực phẩm phòng tránh côn trùng, sâu bọ và các động vật khác xâm nhập.

           + Không để lẫn thịt lợn, thịt gia súc, gia cầm và hải sản tươi sống với các thực phẩm khác.

          +  Sử dụng riêng các dụng cụ và thiết bị nấu nướng như dao, thớt để chế biến thực phẩm sống.

          +  Bảo quản thực phẩm trong các dụng cụ có nắp đậy để tránh ô nhiễm giữa thực phẩm sống.

          + Lựa chọn thực phẩm tươi từ nguồn tin cậy, an toàn

          + Phải ăn thức ăn chín, uống nước đã được đun sôi.
          + Không ăn quà, thức ăn chưa biết rõ nguồn gốc xuất xứ, hết hạn sử dụng….  
           + Hạn chế tối đa việc ăn uống hàng quán trước cổng trường không đảm bảo ATVS TP.

 

 

                    DUYỆT UBND                   CÁN BỘ VHTT                          NGƯỜI VIẾT BÀI                              

                     

     

 

 

                Nguyễn Văn Tuấn                Hoàng Văn Định                             Bùi Thị Huyền 

TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG TAI NAN THƯƠNG TÍCH TRONG DỊP NGHỈ LỄ 30/4 - 1/5/2024

Đăng lúc: 26/04/2024 17:00:00 (GMT+7)

TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG TAI NAN THƯƠNG TÍCH TRONG DỊP NGHỈ LỄ 30/4 - 1/5/2024

  BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TRONG DỊP LỄ 30/4 VÀ 1/5 NĂM 2024

Kính thưa bà con nhân dân trong toàn xã!

-   Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm 2024 kéo dài 05 ngày. Đây là dịp các cá nhân, gia đình và các cơ quan đoàn thể đi chơi, đi du lịch, đi nghỉ dưỡng. Đây cũng là dịp các sự kiện, lễ, hội được tổ chức.

-  Vì Vậy sau đây là một số khuyên cáo của phòng chống tai nạn thương tích:   

1. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn thương tích?
*  Có thể thấy tai nạn thương tích hiện nay đều có thể bắt nguồn từng những sự kiện, hiện tượng diễn ra thường xuyên trong cuộc sống. Các nguyên nhân gây thương tích thường gặp bao gồm:
– Ngã: là những trường hợp tai nạn thương tích do bị ngã, rơi từ trên cao xuống hoặc ngã trên cùng một mặt bằng.
- Hóc sặc, vật sắc nhọn đâm, cắt:
– Đánh nhau: là các hành động sử dụng vũ lực đánh đập người, nhóm người, các cộng đồng khác dẫn đến tai nạn thương tích, tử vong, tổn thương tinh thần, chậm phát triển.
– Đuối nước: Là những trường hợp tai nạn thương tích xảy ra khi bị chìm trong chất lỏng như nước, xăng, dầu… dẫn đến ngạt thở do thiếu oxygen hoặc ngừng tim dẫn đến tử vong trong vòng 24 giờ phải cần đến sự chăm sóc y tế hay bị các biến chứng khác.
– Bỏng: Là tổn thương một hoặc nhiều lớp tế bào da khi cơ thể tiếp xúc với chất lỏng nóng, chất rắn nóng, lửa. Các trường hợp tai nạn thương tích khác ở da do sự phát xạ của tia cực tím hoặc phóng xạ, điện, chất hóa học cũng như bị tổn thương phổi do bị khói xộc vào cũng được xem là những trường hợp bị bỏng.
– Điện giật: Là những trường hợp tai nạn thương tích do tiếp xúc trực tiếp với nguồn điên dẫn đến bị thương hoặc tử vong.
– Ngộ độc do hóa chất, thực phẩm: Là những trường hợp hít phải, ăn vào, tiêm vào cơ thể các loại độc tố dẫn đến tử vong hoặc các loại ngộ độc khác cần đến sự chăm sóc y tế.
– Tai nạn giao thông: Là những trường hợp tai nạn xảy ra do sự va chạm bất ngờ, nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người; chúng thường gây nên khi các đối tượng tham gia giao thông hoạt động trên đường giao thông công cộng, đường chuyên dùng hoặc ở các địa bàn giao thông công cộng khác… Do chủ quan vi phạm luật lệ giao thông hay do gặp phải các tình huống, sự cố đột ngột không kịp phòng tránh nên đã gây ra thiệt hại, thương tổn đến tính mạng và sức khỏe.
2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH:
*  Rất nhiều tai nạn thương tích nghiêm trọng xảy ra có thể phòng tránh được nếu các cá nhân, gia đình, cộng đồng, giáo viên và các em học sinh có ý thức và thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa như sau:
- Phòng ngã:
          +  Không chạy nhảy, đùa nghịch đặc biệt không đu, không trượt các lan can cầu thang; không gây gỗ đánh nhau; không mang đến trường những vật sắc, nhọn nguy hiểm như dao, súng cao su…
- Phòng tránh tai nạn giao thông:
          + Thực tốt luật giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy….
          + Học sinh không được tự đi xe hon đa đến trường. Phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy, xe đạp điện.
          + Không tụ tập trước cổng trường hoặc nôi công cộng dễ gây ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông. Không lạng lách đánh võng đi đúng phần đường của mình. Nhắc cha mẹ đưa rước xếp xe ngay ngắn trước cổng trường, không gây ùn tắc giao thông cổng trường. Các xe đưa rước cần đảm bảo đủ các điều kiện về an toàn giao thông khi hợp đồng cùng cha mẹ học sinh khi đưa rước con em.
            - Phòng tránh bỏng:

           +  Dùng kem chống nắng mỗi khi đi ra ngoài.

           + Điều chỉnh máy nước nóng trong nhà phù hợp với nhiệt độ cơ thể.

           + Trang bị dụng cụ bảo hộ khi tiếp xúc với hóa chất.

          + Không để trẻ em, người lớn tuổi gần các vật dễ nóng.

          + Trang bị bình chữa cháy tại nhà, cơ quan, trường học…

           + Kiểm tra nhiệt độ nước trước khi uống, tắm hoặc rửa tay…

           + Che chắn các ổ cắm điện. Loại bỏ những thiết bị điện hư hỏng.

           + Thiết kế lối thoát hiểm cho nhà ở, trường học, văn phòng,… để kịp thời thoát nạn khi có sự cố xảy ra.
           - Phòng tránh đuối nước:
          + Tìm hiểu luật đường thủy; Không tắm sông, ao, hồ.. khi đi qua sông đi đò phải mặc áo phao cứu sinh. Học sinh phải được học bơi và biết bơi.
          - Phòng tránh điện giật:
          + Thực hiện an toàn điện để đảm bảo.

          + Che chắn các ổ cắm điện. Loại bỏ những thiết bị điện hư hỏng.

            + Dây điện trong nhà phải được luồn vào ống nhựa cách điện mắc trên cao chắc chắn.

          + Các mối nối dây điện phải được quấn kín bằng băng keo cách điện.

          + Các ổ điện phải mắc trên cao để trẻ em không với tới ổ điện không xử dụng phải dán kín lại.

          +  Không xử dụng công tắc điện khi tay ướt.

          + Đường dây kéo điện vào nhà phải đủ độ cao an toàn và chắc chắn.

          + Nếu trong sân nhà có trụ điện thì phải làm hàng rào ngăn cách không cho trẻ em đến gần và leo trèo.


           - Phòng tránh ngộ độc thức ăn:

         + Rửa tay bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa với nước sạch : Trước khi tiếp xúc với thực phẩm; Trước và trong quá trình chế biến thực phẩm; sau mỗi lần đi vệ sinh.

         +  Vệ sinh toàn bộ bề mặt và dụng cụ chế biến thực phẩm bằng nước sạch và chất tẩy rửa sau mỗi lần chế biên.

          +  Giữ gìn sạch sẽ khu vực bếp và thực phẩm phòng tránh côn trùng, sâu bọ và các động vật khác xâm nhập.

           + Không để lẫn thịt lợn, thịt gia súc, gia cầm và hải sản tươi sống với các thực phẩm khác.

          +  Sử dụng riêng các dụng cụ và thiết bị nấu nướng như dao, thớt để chế biến thực phẩm sống.

          +  Bảo quản thực phẩm trong các dụng cụ có nắp đậy để tránh ô nhiễm giữa thực phẩm sống.

          + Lựa chọn thực phẩm tươi từ nguồn tin cậy, an toàn

          + Phải ăn thức ăn chín, uống nước đã được đun sôi.
          + Không ăn quà, thức ăn chưa biết rõ nguồn gốc xuất xứ, hết hạn sử dụng….  
           + Hạn chế tối đa việc ăn uống hàng quán trước cổng trường không đảm bảo ATVS TP.

 

 

                    DUYỆT UBND                   CÁN BỘ VHTT                          NGƯỜI VIẾT BÀI                              

                     

     

 

 

                Nguyễn Văn Tuấn                Hoàng Văn Định                             Bùi Thị Huyền